Thông thường thì những quyển sách không quá nổi tiếng này không cần phải nộp cho Hội đồng phân loại, nhưng sau khi “chúng được một số chính trị gia dòm ngó tới” thì việc này trở nên gắt gao hơn. Do các loại sách đang được phân loại nên Kinokuniya Sydney không thể bán chúng.
Các tựa manga đã bị gỡ bỏ bao gồm:
- Eromanga Sensei
- Sword Art Online
- Goblin Slayer
- No Game, No Life
- Inside Mari
- Parallel Paradise
- Dragonar Academy
Ông Mori, phó chủ tịch của Kinokuniya đã trình bày:
“Về phương hướng hành động của chúng tôi trên toàn cầu, bất cứ cửa hàng nào của chúng tôi đều ở trong tình trạng tôn trọng pháp luật, văn hóa bản địa và đưa ra quyết định cho cửa hàng nơi ấy trong tình trạng tương xứng và phù hợp”.
Mới đây nhất, Hội đồng Phân loại Australian đã chính thức niêm yết cấm việc bán và nhập khẩu 3 trong số các light novel “No Game, No Life” của tác giả Yuu Kamiya trên toàn lãnh thổ nước Úc. 3 trong số các tác phẩm bao gồm volume đầu tiên, thứ hai và thứ 9.
Theo trang web của Hội đồng Phân loại Úc thì các sách bị phân loại là “không được bán, thuê, quảng cáo hoặc nhập khẩu hợp pháp tại nước Úc. Tài liệu được phân loại RC tức chứa nội dung có tác động rất lớn và nằm ngoài tiêu chuẩn cộng đồng”.
Trước đây, vào tháng 2, cũng tại nước Úc, Thượng nghị sĩ Úc Stirling Griff – một chính trị gia người Úc – đã kêu gọi xem xét tất cả các anime và manga có thể truy cập tại quốc gia. Ông đã bày tỏ mối quan ngại về những sản phẩm “khai thác trẻ em”, tức có hình ảnh về trẻ em trong tác phẩm nghệ thuật.
Thậm chí, qua bên Mỹ, ứng cử viên Quốc hội Florida – một bang ở Mỹ, ông KW Miller đã đăng tải lên Twitter cảnh báo gần 40.000 người theo dõi của mình và ông gọi “Dragon Ball Z” là điển hình của anime khiêu dâm.