Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người tiến hóa từ loài vượn cổ đại. Trải qua hàng trăm năm, một số gen không cần thiết dần bị “xóa sổ” và chuyển từ chạy bằng 4 chân sang đi bằng 2 chân.
Trong thế giới ngày nay, đi thẳng dường như là dấu hiệu của sự trưởng thành, chứng tỏ con người văn minh hiện đại. Mọi thứ tồn tại trong cuộc sống của chúng ta đều được thiết kế để phù hợp với hình dạng cơ thể con người di chuyển bằng hai chân.
Tuy nhiên, tại một ngôi làng hẻo lánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, người dân không thể đứng hoặc đi thẳng. Chúng di chuyển bằng cách bò bằng 2 tay, 2 chân. Chúng bò rất nhanh và không có sự khác biệt về tốc độ so với cách di chuyển của người bình thường.
Một số phương tiện truyền thông đã đến đây để đưa tin về vấn đề này. Họ quay cảnh người dân trong làng di chuyển bằng cách bò trên mặt đất. Điều này khiến ngôi làng trở thành trung tâm của sự chú ý vào thời điểm đó.
Nhiều người lần đầu xem video quay lại cảnh này cho rằng đây chỉ là chiêu trò câu kéo du khách để phát triển du lịch của địa phương. Nhưng nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu đã đến để kiểm chứng. Kết quả cho thấy, trên tay người dân nào cũng có những vết chai dày. Điều này cho thấy họ đã di chuyển theo cách này trong nhiều năm mà không sử dụng thiết bị bảo hộ.
Do thường xuyên phải bò trên mặt đất nên cơ thể của những người sống ở đây không giống người thường. Xương lưng và eo của họ bị biến dạng, hông cũng rộng hơn.
Ngoài sự khác biệt về hình dáng cơ thể, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy tuổi thọ của người dân nơi đây ngắn hơn so với người bình thường. Những người có thể lực tốt trong làng sẽ có tuổi thọ ngắn hơn khoảng 10 năm so với những người di chuyển bình thường.
Theo Sohu, sau khi đến tìm hiểu ngôi làng này, nhiều chuyên gia đã tiến hành khảo sát lấy mẫu khắt khe từ nguồn nước đến thực phẩm tại địa phương. Kết quả cho thấy không có hiện tượng lạ trong thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Một số chuyên gia đã cố gắng giao tiếp với dân làng và thấy rằng lời nói và phản ứng của họ không rõ ràng. Phản hồi trong giao tiếp cũng rất chậm. Người dân trong làng hầu như không nói chuyện hay giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy hôn nhân chủ yếu là cận huyết, người trong làng lấy nhau. Hiện tượng này để lại hậu quả nghiêm trọng như sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, mất khả năng nhận thức và đi lại.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng nhận thấy một số người dân địa phương bị mất điều hòa tiểu não. Theo đó, trưởng nhóm nghiên cứu Liza J. Shapiro của Đại học Texa khẳng định trên tờ Washington Post rằng căn bệnh này khiến cảm giác thăng bằng của họ trở nên phức tạp. Để thích nghi, người dân ở đây phải di chuyển bằng 4 chi.
Theo Washington Post, một nghiên cứu khác cho thấy đây là hình thức di chuyển ưa thích của họ ngay cả khi leo lên và xuống cầu thang. Họ di chuyển dễ dàng, và dường như không có cảm giác khó chịu. Điều này hoàn toàn trái ngược với người bình thường nếu thử dáng đi này.
Theo Sohu, các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi tại sao một số trẻ em sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc bệnh này nhưng vẫn di chuyển bằng hai tay, hai chân? Nhóm nghiên cứu cho rằng do ngôi làng nằm ở vùng sâu vùng xa, giao thông kém phát triển nên bị cô lập với thế giới bên ngoài. Một nhóm những đứa trẻ khỏe mạnh chưa bao giờ nhìn thấy cách đi bình thường bằng hai chân. Vì vậy, chúng chỉ học từ bố mẹ, di chuyển bằng 2 tay và 2 chân. Lâu dần, cách di chuyển này đã trở thành thói quen của người dân nơi đây.
Trong giai đoạn nghiên cứu tại ngôi làng này, các nhà khoa học đã cố gắng giải thích cho họ hiểu hậu quả của giao phối cận huyết. Tuy nhiên, tất cả đều phớt lờ ý kiến của các chuyên gia. Điều khiến nhiều người thương cảm cho ngôi làng này là những đứa trẻ sinh ra với cơ thể bình thường nhưng chỉ được bố mẹ dạy bò. Thế hệ lớn tuổi trong làng đã hình thành cho các em rằng đi bằng hai tay, hai chân là cách đi đúng nên nếu được giáo dục từ nhỏ sẽ rất khó thay đổi.
Bài viết gốc: https://gamek.vn/ngoi-lang-ky-la-nguoi-dan-chi-biet-di-chuyen-bang-4-chi-thay-vi-di-thang-dung-178221222110151918.chn