Được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Tây Trúc, Thiếu Lâm phái tọa lạc tại núi Tung Sơn Tỉnh Hà Nam và từ xưa đã được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất môn phái tại Trung Nguyên. Ngôi chùa này cũng được xem là đại diện cho “Võ Lâm Chánh phái”. Thiếu Lâm vốn có truyền thống tụng kinh niệm Phật và luyện tập võ công. Đệ tử của Thiếu Lâm người nào cũng võ công cao cường, trong đó tuyệt học chánh phái “Dịch Cân Kinh” được xem là Đệ nhất tuyệt kỹ của môn này.
Võ thuật Thiếu Lâm là một trong những vấn đề còn chưa hoàn toàn sáng tỏ dưới con mắt khoa học hiện đại. Với lịch sử lâu đời, được truyền bá từ nhiều phương tiện như điện ảnh, văn học, sự thật về các công phu Thiếu Lâm tự cũng phần nhiều bị chỉnh sửa.
1. Thập Bát Đồng Nhân Trận
Những người say mê tiểu thuyết cũng như các bộ phim võ hiệp chắc đều đã quá quen với cái tên “Thập Bát Đồng Nhân” của võ Thiếu Lâm. Các tiểu thuyết kiếm hiệp thường mô tả “Đệ tử Thiếu Lâm muốn xuống núi, phải trải qua Thập Bát Đồng Nhân Trận, tức 18 người luyện võ đến khả năng đao thương bất nhập, da thịt như đồng như sắt”.
Trên thực tế, “Đồng Nhân” của Thiếu Lâm Tự là một trận pháp do 18 võ sư trấn giữ. Các võ sư này toàn thân được bôi một lớp đồng sáng rực. Trận pháp này cũng chẳng thâm sâu ảo diệu, mà chỉ mang nhiều tính biểu diễn. Nó cũng không được coi là một trận pháp trấn phái của Thiếu Lâm.
2. Phi Thiềm Tẩu Bích
Phi Thiềm Tẩu Bích là môn khinh công nổi tiếng của Thiếu Lâm. Giống như tên gọi, người luyện “Phi Thiềm Tẩu Bích” cơ thể nhanh nhẹn, có khả năng đi lướt trên mái nhà và vách tường như bay, được xếp vào một trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.
Người luyện thành thục môn võ này có khả năng chạy lướt trên độ cao 5m, tường dốc 85 độ mà vẫn như đi trên đất bằng. Trong hình, võ tăng Thích Lý Lượng của Nam Thiếu Lâm Tự đang luyện tập “Phi Thiềm Tẩu Bích”.
3. Nhất Chỉ Thiền Công
Nhất Chỉ Thiền Công là tên gọi của một loại nội công Thiếu Lâm. Người luyện loại nội công này thành thục có khả năng phát huy toàn bộ sức mạnh tụ lại nơi một ngón tay. Thậm chí, có lời đồn rằng chỉ những đồng nam mới có khả năng luyện thành công phu này.
Trong hình, võ tăng Thích Lý Lượng đang biểu diễn Nhất Chỉ Thiền. Anh cho biết, phải khổ luyện 10 năm trời, ngón tay ngắn đi 1cm mới luyện thành loại võ công này.
4. Thủy Thượng Phiêu
Nhắc đến khinh công Thiếu Lâm, người ta thường nhớ đến hình ảnh những cao tăng bay trên mặt nước. Trên thực tế, Thủy Thượng Phiêu cũng là một trong những môn khinh công nổi tiếng của Thiếu Lâm. Thủy Thượng Phiêu có nghĩa là lướt trên mặt nước nhẹ như bay. Võ tăng Thích Lý Lượng, người có khả năng chạy lướt 120m trên mặt nước đã lập kỷ lục thế giới nhờ luyện “Thủy Thượng Phiêu”.
5. Kim Chung Tráo
Kim Chung Tráo được cho là đứng thứ ba trong Thiếu Lâm tứ đại thần công. Tương truyền, môn võ công này được Đạt Ma sư tổ sáng tạo sau Đồng Tử Công.
“Kim Chung Tráo” gồm 12 ải, luyện đến ải cuối đao thương bất nhập, thủy hỏa bất cụ, bách độc bất xâm, trở thành thân kim cang bất hoại trong truyền thuyết, thiên hạ vô địch. Trên thực tế, đây chỉ đơn giản là một môn ngạch công, rèn luyện cơ thể cứng rắn, cường tráng.
6. Điếu Tử Công
Điếu Tử Công là môn võ mà người luyện thành có thể treo cổ mà không sợ tắt thở. Môn võ này của Thiếu Lâm được nhiều người biết đến sau khi hình ảnh võ tăng Nhất Long được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet.
7. Thiết Đầu Công:
Thiết Đầu Công là loại công phu giúp người luyện võ có cái đầu rắn chắc và cứng như đá, là một trong số những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự.
Để luyện tập tuyệt chiêu kungfu này, đầu tiên các võ tăng Thiếu Lâm phải tập trồng cây chuối – đi đầu xuống đất. Mới đầu, người tập có thể dựa vào tường để chống đầu xuống đất và giữ cho thân người thẳng, dần dần khi đã ổn định sẽ không dựa vào tường mà tự điều chỉnh thăng bằng.
Nhìn động tác tưởng chừng đơn giản, nhưng khi toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn hết xuống đỉnh đầu, máu dồn xuống não mới thấy được sự gian nan, vất vả của các võ tăng. Do Thiết đầu công là tuyệt kỹ võ thuật đòi hỏi luyện tập rất vất vả và nguy hiểm nên người tập trước hết phải tọa thiền, loại bỏ mọi tạp niệm, giữ cho tâm tĩnh, khí thông lục mạch.
Những thay đổi của Thiếu Lâm trong game online
Sau này, Thiếu Lâm và hàng loạt các môn phái loạn đả võ lâm khác đã cùng “dắt tay nhau” bước vào làng game online và tạo nên cả một giai đoạn hoàng kim độc nhất vô nhị. Đó là nơi mà từ những nền tảng trong truyện Kim Dung, các môn phái được sáng tạo thêm, đặt trong nhiều bối cảnh mới lạ, cải tiến trong tạo hình và trở thành “trung tâm của vũ trụ” với cả một hệ thống Pet – Kỵ – Cánh – Trang Bị bổ trợ. Đặc biệt là thay vì “cả phim không thay quần áo” thì trong game online, mỗi môn phái có thể sở hữu cả một kho thời trang đồ sộ, đông tây kim cổ đủ cả, ngầu vô cùng.
Thậm chí, Thiếu Lâm giờ đây đã có thể “hạnh phích” bên Mặc Vận Loli trong Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile
Cũng có một Thiếu Lâm “cool ngầu” như thế trong Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile – nhưng là phiên bản nâng cấp hơn rất nhiều so với các tựa game cùng loại khác. Nếu để so sánh với các môn phái khác (Thanh Thành – Côn Lôn – Bách Hoa – Mặc Vận – Thanh Khâu – Đường Môn) thì ấn tượng đầu tiên về Thiếu Lâm của Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile chính là độ “vâm”, to và cao, cơ bắp cuồn cuộn, thần thái lạnh lùng không bận tâm chuyện vặt vãnh hồng trần. Chỉ đứng không thôi cũng cả một bầu trời khí chất, dù có mặc bộ thời trang mặc định cũng đã vô cùng uy nghi đạo mạo.
Phong cách chiến đấu cũng như bộ kỹ năng của Thiếu Lâm phái trong game online cũng đã được linh động đi rất nhiều.
Đơn cử như trong Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile, thay vì 1 thì Thiếu Lâm phái được linh hoạt chuyển đổi giữa hai Vũ Khí: Côn và Trượng. Theo như các game thủ đánh giá thì Thiếu Lâm cũng chính là môn phái đòi hỏi kỹ thuật PK cao nhất trong Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile, do hai kỹ năng cuối của Vũ Khí đều yêu cầu có điểm Trữ Lực mới có thể thi triển – cũng là môn phái duy nhất có đặc điểm này.
Tùy vào tình hình cụ thể mà cần chuyển đổi linh hoạt 2 hệ pháp bảo này cũng với các pháp bảo bổ trợ (2 ô dưới cùng) để “biến đổi” Thiếu Lâm theo hướng hợp lý. Đơn cử như khi PT phụ bản, Thiếu Lâm nên được chuyển sang Phật Côn để nhận các trạng thái tank cứng, giảm công địch, tăng thủ bản thân; còn khi PK PvP thì đương nhiên Kim Trượng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất – đồng thời cũng là nhánh khó “master” khi PK nhất.
Thiếu Lâm solo Côn Lôn khi mang nhánh Pháp Bảo Kim Trượng
Bởi vậy mới nói, Thiếu Lâm và những tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm dù ngoài đời, trong phim hay trong game đều cực kỳ gian nan khổ luyện. Thế nhưng có khó nắm bắt, khó để nhuần nhuyễn mới là võ lâm chánh phái tuyệt đại cao thủ, mới là giang hồ khốc liệt, mới là game nhập vai thực sự, mới đáng để các game thủ trải nghiệm và chinh phục.
Tìm hiểu về Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/pg/ThucSonMobile/
Group: https://www.facebook.com/groups/congdongthucsonkyhiep/
Nguồn: Gamek.vn