Jujutsu Kaisen sở hữu cho riêng mình những điểm độc nhất, một làn gió mới thổi vào thể loại Shonen. Dưới đây là những điều làm nên sự đặc biệt của Jujutsu Kaisen so với các tác phẩm cùng thể loại khác.
10. Màu sắc u tối
Là một tác phẩm Shonen pha trộn yếu tố kinh dị, nên Jujutsu Kaisen sẽ mang một màu sắc khá u tối và bạo lực. Các chi tiết máu me như con người hay nguyền chú bị đâm, chém thành từng khúc xuất hiện xuyên suốt trong các tập phim.
Một ví dụ gần đây có thể chỉ ra là khi Geto gặp mặt Jogo với Hanami trong quán cà phê. Một hồi sau thì Jogo thiêu sống luôn toàn bộ nạn nhân xấu số ngồi trong đó. Hay hình ảnh Sukuna moi tim của Itadori cũng để lại ấn tượng đặc biệt.
9. Cái chết luôn hiện hữu
Với yếu tố bạo lực, Jujutsu Kaisen cũng đã có kha khá người chết cho thấy sự căng thẳng trải dài trong mạch truyện chính. Ngoại trừ phần khởi đầu, hai người bạn của Itadori may mắn chết khỏi tay của một nguyền hồn, thì về sau lại là một câu truyện khác. Đối với Jujutsu Kaisen, ngay cả nhân vật quan trọng cũng đứng trước nguy cơ bay màu, như khi Itadori từng trải qua cái chết tạm thời. Nếu nói đơn giản hơn chính là hình ảnh người bình thường bị các nguyền hồn sát hại một cách ngẫu nhiên và tàn bạo.
8. Mỗi nhân vật đều có chút sự điên rồ
Các nguyền sư trong Jujutsu Kaisen có nhiệm vụ ngăn chặn các nguyền hồn không gây hại đến con người, thậm chí là có phải đánh đổi lấy tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ. Hiệu trưởng trường trung học Jujutsu Tokyo, Masamichi Yaga từng nói với Itadori một câu khi cho cậu thực hiện bài kiểm tra đầu vào “Cậu cần phải có một chút của sự điên rồ và nguồn động lực to lớn để có thể làm một nguyền sư”. Mà quả thực, thì các nguyền sư đều có những nét chấm phá cực kì đặc biệt không ai giống ai hoàn toàn cả.
7. Hệ thống sức mạnh phức tạp
Vào khoảng thời gian đầu, hệ thống sức mạnh trong Jujutsu Kaisen nhìn có vẻ như là sẽ được xây dựng giống như yếu tố ma thuật thường thấy trong các tác phẩm khác với việc không bị gò bó bởi nhiều quy tắc. Tuy vậy, khi mà câu truyện của Itadori dần đi sâu hơn vào thế giới này, thì độc giả ngày càng thấy sự đa dạng nhưng kèm theo đó là mức độ phức tạp trong hệ thống sức mạnh như Chú Lực, Chú Thuật Thức.
Ông thầy bá đạo Gojo Satoru là một ví dụ. Sức mạnh của Gojo mỗi khi được giải thích ra đều theo một trình tự đồng nhất và cực kì tinh vi.
6. Cốt truyện đi khá nhanh
Trong Shonen thường hay tồn tại khái niệm arc, tức là từng phần nhỏ được tác giả sử dụng nhằm phục vụ cho việc phát triển mạch truyện chính. Và việc này được lặp đi lặp lại với tốc độ vừa phải để fan có thể phần nào đoán trước được việc gì sẽ diễn ra ngay sau đó. Nhưng Jujutsu Kaisen lại đi theo một hướng khác biệt.
Vẫn chia theo arc, nhưng khoảng cách giữa chúng là khá ngắn. Ví dụ như khoảng cách giữa arc năm 1 thực hiện nhiệm vụ với arc giải đấu của hai trường thuộc nhánh Tokyo và Kyoto là rất gần nhau. Mặc dù mạch truyện đi khá nhanh, nhưng với nôi dụng và lời thoại được sắp sếp thông minh nên cũng không gây khó cho fan trong việc dõi theo Jujutsu Kaisen.
5. Không phải nhân vật nào cũng có thể cứu được
Đối với thể loại Shonen, đặc biệt là ở các tác phẩm thuộc thế hệ cũ thì nhân vật chính luôn có một niềm tin rằng chỉ cần cố hết sức thì mình sẽ cứu được tất cả mọi người khỏi hiểm nguy. Mặc cho người khác có nói rằng điều đó là bất khả thi, thì những nhân vật chính vẫn có thể giúp đỡ được người khác.
Nhưng đối với Jujutsu Kaisen thì “ở đây chúng tôi không làm thế”. Chính Itadori cũng nhận thức nhận bản thân không thần thánh tới mức để có thể cứu giúp được cho tất cả mọi người. Nên Itadori chỉ nghĩ đến việc bản thân và những người xung quanh có thể được ra đi theo lẽ tự nhiên như người ông quá cố của cậu vậy.
4. Khả năng sẽ rất mạnh dựa trên tình huống nhất định
Việc nhân vật sẽ luôn có tính sáng tạo cực kì cao với năng lực mà mình sở hữu và biết cách sử dụng nó một cách tối ưu ở mỗi tình huống cụ thể là một điều không còn quá xa lạ trong Shonen. Trong Jujustsu Kaisen còn đặc biêt hơn, khi ngay cả năng lực không được đánh giá cao cũng có thể mạnh tới đáng sợ nếu biết cách lợi dụng tình thế. Ví dụ như Chú pháp hình nhân của Nobara Kugisaki đôi lúc cũng nguy hiểm không thua kém gì Thức thần của Fushigoro vậy.
3. Đánh đấm gần như xuất hiện liên tục
Có thể nói là fan của Jujutsu Kaisen luôn được chiêu đãi những pha hành động đẹp mắt (đặc biệt là khi xem bản anime) với mật độ xuất hiện một cách liên tục. Trận đánh này vừa diễn ra xong thì lại không mất hồi lâu sau để có thêm màn tỉ thí khác xuất hiện.
Hiện tại, với hơn 120 chương truyện, thì các cảnh đánh đấm giữa dàn nhân vật đã chiếm tới 80 phần trăm thời lượng trong mạch truyện chính. Đây là một điểm rất ít khi thấy ở nhiều tác phẩm cùng thể loại khác vào thời điểm hiện tại.
2. Các time-skip ngắn
Time-skip vốn là một đặc sản thường thấy trong các tác phẩm thuộc thể loại Shonen. Đó là khoảng thời gian mà các nhân vật luyện tập để trở nên mạnh hơn trong một vài năm. Với Jujutsu Kaisen lại đi theo phương thức có phần khác biệt khi thay vì trong một khoảng thời gian dài, thì tác phẩm lại áp dụng từng đợt time-skip ngắn hạn theo vài tuần hoặc vài tháng.
Các time-skip này như một dấu hiệu đánh dấu sự luân chuyển giữa sự kiện lớn này sang một sự kiện khác trong mạch truyện chính.
1. Dàn phản diện thuần theo cái ác
Trong Jujutsu Kaisen, thì các nguyền sư sẽ đối đầu với thế lực phản diện mang tên nguyền hồn. Các nguyền hồn này phần lớn là sẽ thuần theo cái ác đúng nghĩa và cực kì tàn bạo. Ở chúng không có chỗ dành cho sự nhân nhượng.
Đôi khi thì cũng sẽ có những phản diện như trong Naruto hay Hunter x Hunter tạo ra sự đồng cảm nhất định vì quá khứ nghiệt ngã đã khiến cho họ sa ngã theo bóng tối. Nhưng những thứ như vậy lại không tồn tại trong Jujutsu Kaisen, khi rất nhiều nguyền hồn giết thường dân chỉ đơn giản là để thỏa mãn thú vui.