Trong thời đại mà công nghệ thông tin và truyền thông bùng nổ như hiện nay, các đoạn trailer online đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm. Đối với lĩnh vực điện ảnh hay truyền hình, đây được xem là cách họ “nhá hàng” bom tấn tiếp theo của mình, khơi dậy sự tò mò và háo hức trong lòng fan hâm mộ.
Thế nhưng vào cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trước khi Internet trở nên phổ biến thì chính những tấm poster cool ngầu mới là món vũ khí quảng cáo lợi hại nhất. Cứ mỗi năm trôi qua, ngành thiết kế lại chạy theo những xu hướng mới, hiện đại hơn và phù hợp hơn với thẩm mĩ của đại đa số công chúng. Tuy nhiên, poster phim của thế kỷ trước vẫn luôn mang một vẻ đẹp hoài cổ, vintage, restro, không mới nhưng chắc chắn cũng chắc bao giờ có thể phai nhạt theo thời gian.
Đó chính là lý do vì sao anh designer Umai Oniku Taro (biệt danh Corned Beef Taro) đã tận dụng thời gian rảnh của mình để thiết kế lại poster cho rất nhiều bom tấn Hollywood, theo phong cách phim của những năm 80 tại Nhật Bản. Dù mỗi dự án đều có những đặc điểm, tính chất khác nhau, nhưng nhìn chung poster của thời này rất nhiều chữ, có lồng ghép một vài cảnh trong phim, và đặc biệt là dàn nhân vật chính luôn được để ở kích thước lớn nhất (quy tắc thiết kế này vẫn được duy trì đến ngày nay).
Nếu John Wick công chiếu vào những năm 80 thay vì năm 2014, nhiều khả năng poster phim trông sẽ như thế này đây.
Để thấy rõ sự khác biệt, đây là poster John Wick: Chapter 2 tại Nhật Bản vào năm 2017. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng thiết kế đã thay đổi rõ rệt sau nhiều thập kỷ, trở nên đơn giản hơn, ít màu mè hơn.
Còn đây là Guardians of the Galaxy, bom tấn năm 2014 của Marvel Studios. Ở thiết kế của Taro, poster phim bỗng nhiên trở nên lạ lùng, hơi giống bìa CD được bán tại các hội chợ âm nhạc Việt Nam vậy.
Trong những năm 80, hầu hết những bộ phim bom tấn Mỹ khi về đến Nhật Bản đều sẽ phải đổi tên, hoặc chí ít là được phiên dịch ra tiếng bản địa. Đó là lý do vì sao những tấm poster này lại có tựa đề tiếng Nhật (giống như nước ta hiện tại cũng thường dịch tên phim ra tiếng Việt vậy). Ở trong 2 poster trên, John Wick được gọi là Okami no Okite (Luật của Sói), còn Guardians of the Galaxy thì lại biến thành Ginga Gurentai (Biệt đội Gangster của Ngân hà).
Bộ phim Baby Drive dù được dịch sang tiếng Nhật như không thay đổi về mặt ý nghĩa.
Một trong những tác phẩm mới đây của Taro chính là bom tấn Joker của Warner Bros., bộ phim đã lọt vào danh sách đề cử Oscars 2020 và mang về tượng vàng hạng mục Nam chính xuất sắc nhất dành cho Joaquin Phoenix. Có vẻ như màu hoài cổ đặc biệt phù hợp với Joker, bởi bộ phim này cũng không lấy bối cảnh trong thời hiện đại.
Vẫn là Guardians of the Galaxy, nhưng là phần 2. Ngoài ra hiệu ứng nếp gấp giấy cũng đã được thể hiện rõ nét hơn, càng khiến cho tấm poster này trở nên “cũ kĩ”.
Blade Runner 2049 được đổi tên thành Ame no Karibito (Thợ săn mưa).
Ngoài ra, Taro còn “chế” poster cho rất nhiều bộ phim điện ảnh khác, đều là những bom tấn từng làm mưa làm gió tại nhiều cụm rạp trên thế giới như Aquaman, Detective Pikachu, District 9, No Country for Old Men hay Black Clansman.
Hiện tại , Taro vẫn đang miệt mài sáng tạo thêm những poster của những bộ phim hiện đại theo phong cách những năm 70 – 80 của Nhật Bản, như một thói quen trong thời gian rảnh. Và với việc hàng loạt bom tấn sắp lần lượt công chiếu trong mùa hè tới đây, chắc chắn chúng ta sẽ còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm đã mắt khác từ chàng designer tài năng này.
Theo SoraNews
Nguồn: Gamek.vn