Tính đến sáng ngày 6/04/2020, Ý ghi nhận hơn 128.000 người nhiễm Covid-19 với hơn 15.000 người tử vong. Đây là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng lại là vùng chết chóc nhiều nhất thế giới, với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 12% số người mắc bệnh tại quốc gia này.
Mặc dù đa số các ca nhiễm bệnh chủ yếu nằm ở khu vực giàu có thuộc miền Bắc của nước Ý. Tuy nhiên các tỉnh khu vực phía Nam của quốc gia này cũng đang cảm nhận gánh nặng từ nền kinh tế khi người dân bắt đầu thiếu lương thực và tiền trầm trọng. Họ thậm chí còn không biết tương lai sẽ đi vào đâu và bao giờ mới nhận được khoản tiền lương tiếp theo.
Gánh nặng kinh tế đè lên vai đã khiến nhiều người dân ở miền Nam nước Ý âm mưu đột nhập các cửa hàng tạp hoá trong thành phố để ăn trộm thực phẩm và tiền. Thậm chí, chính quyền còn lo lắng tình trạng bạo lực có thể kéo dài gây nên bất ổn cả về kinh tế lẫn an ninh, chính trị.
Chùm ảnh dưới đây sẽ lột tả thực tế khắc nghiệt ở miền Nam nước Ý, nơi người dân phải cầu xin cảnh sát cho tiền, kêu gọi Chính phủ trợ cấp, thậm chí đột kích các tiệm tạp hoá để lấy lương thực và tiền.
Ngày 09/03, Ý chính thức bước vào thời kỳ phong toả toàn quốc do sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến số ca tử vong của nước này tăng cao.
Quân đội Ý đeo khẩu trang đứng canh trước nhà thờ Duomo tại Milan vào ngày 24/02/2020
Mặc dù đa phần các trường hợp mắc Covid-19 đều thuộc miền Bắc giàu có của nước Ý, khu vực phía Nam của quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do đóng cửa nền kinh tế và hiện đang phải đối mặt với nghèo đói và bất ổn.
Một trong những con đường sầm uất nhất ở Palermo, Ý trở nên vắng vẻ lạ thường vào ngày 13/03/2020.
Nhiều dân ở các khu vực nghèo thuộc miền Nam nước Ý trong đó có Sicily, Campania, Calabria và Puglia đang bắt đầu vật lộn vì thiếu tiền và thức ăn.
Một công nhân đeo khẩu trang chuẩn bị đóng cửa sạp hoa quả của mình tại chợ trời cổ Il Capo tại thành phố Sicily, Ý vào ngày 11/03/2020.
Hàng dài người xếp hàng tại các tiệm thực phẩm trong thành phố, thậm chí nhiều người còn gây áp lực tới các chủ tiệm tạp hoá để được cung cấp thực phẩm miễn phí.
Nhiều người đeo khẩu trang, đứng xếp hàng tại một tiệm thực phẩm ở Palermo, Italy.
Cảnh sát Ý phải tăng cường bảo vệ tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm để hạn chế tình trạng bạo lực xảy ra. Thậm chí nhiều người còn la hét vào mặt cảnh sát nói rằng họ không có tiền.
Nhiều người đã tìm tới các quỹ từ thiện và ngân hàng thực phẩm để xin giúp đỡ. Tuy nhiên, dòng người xin trợ giúp này dường như kéo dài vô tận, không bao giờ kết thúc.
“Mọi người đang sợ hãi, không chỉ virus mà còn cả đói nghèo. Rất nhiều người đã thất nghiệp và thiếu ăn. Họ đứng xếp hàng dài tại đây chờ thực phẩm trợ cấp”, một mục sư ở Naples, Italy chia sẻ trên The Guardian.
Để giúp đỡ người khác, nhiều người dân trên khắp nước Ý đã tình nguyện để đồ ăn vào các giỏ đựng và đặt chúng trên đường để những người hàng xóm có nhu cầu tới lấy.
Khu vực miền Nam nước Ý chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế khi nước Ý bị phong toả vì dịch bệnh. Ước tính có khoảng 3,3 triệu người Ý đang làm việc nhận tiền mặt, trong đó có khoảng 1 triệu tập trung ở khu vực phía Nam của nước này.
Một người đàn ông đeo khẩu trang đi mua thực phẩm trên con đường không một bóng người ở Palermo, Ý.
Nhiều người không biết tương lai của họ sẽ đi về đâu và tình trạng này đến bao giờ mới chấm dứt.
Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ và người lao động lo ngại rằng cửa hang mình sẽ không thể mở cửa trở lại sai khi lệnh phong toả được dỡ bỏ. “Tôi cảm giác như mình đã đi đến bước đường cùng rồi”, một nhân viên phục vụ bàn vừa mất việc tại thành phố Sicily chia sẻ.
Thị trưởng thành phố Palermo lo ngại rằng các nhóm tội phạm có tổ chức sẽ sớm tràn lan và khiến tình hình ngày càng trở nên tuyệt vọng hơn.
Thậm chí nhiều người lo ngại rằng các tổ chức tội phạm sẽ tận dụng cơ hội này để lôi kéo những người dân đang tuyệt vọng vì thiếu lương thực.
Nhận thấy tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn, Thủ tướng Giuseppe Conte đang gấp rút soạn thảo một gói cứu trợ kinh tế trị giá 600 euros mỗi tháng cho những người thất nghiệp gặp khó khăn ở miền Nam nước Ý.
Nguồn: Gamek.vn