
Thuyết ưu sinh là “khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học – xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số”, thường là dân số loài người. Cả công chúng và vài thành tố của cộng đồng khoa học đều gắn thuyết ưu sinh với những hành động lạm dụng của Phát xít như, “rửa sạch chủng tộc”, thí nghiệm trên người và tiêu diệt các nhóm dân tộc “không mong muốn”.
Dòng tweet của Yōjirō Noda được dịch lại như sau: “Tôi cũng đã nói đến chuyện này trước kia rồi, thiết nghĩ rằng nhà nước nên có một dự án làm thế nào để chọn lựa vợ/chồng cho những người có bộ gen khủng như Shohei Ohtani, Sōta Fujii và Mana Ashida” (chú thích: Shohei Ohtani, Sōta Fujii và Mana Ashida là những nhân tài trẻ tuổi ở các lĩnh vực khác nhau tại Nhật Bản).
Ngay sau đó, anh cũng đã thừa nhận dòng tweet đó chỉ là “câu nói đùa mà thôi” sau khi nhận được một lượng phản hồi dữ dội đến từ cộng đồng mạng. Một số những bình luận đứng đầu đã so sánh câu nói của Yōjirō Noda với chế độ Phát-xít.
Những phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng đã bùng nổ liên tục trong cả tuần qua với hàng loạt những quan điểm khác nhau. Một số những bình luận trái chiều về dòng tweet của Yōjirō Noda:
“Cũng có nhiều người nói đến nhưng thực tế là bọn Phát-xít đã làm chuyện tương tự”.
“Tại Đức, họ đã từng tập trung lại những người Aryan được coi là những người có bộ gen ưu tú với mái tóc vàng và đôi mắt xanh trong một dự án tạo một “cộng đồng người Aryan thượng đẳng” lúc bấy giờ”.
“Mọi người nhầm lẫn giữa loài người với những con ngựa thuần chủng rồi. Thật là đáng sợ khi chuyện “Hãy bảo tồn những gen ưu việt” lại nhanh chóng trở thành “Hãy loại bỏ những gen kém hơn”. Việc giữ vững lập trường về đa dạng mầm giống đứng từ quan điểm tiến hóa cũng rất là quan trọng”.
Vào năm ngoái, Noda cũng đã từng gây nhiều sự chú ý tiêu cực vì đã chỉ trích việc Nhật Bản mua 105 máy bay F-35 từ Hoa Kỳ.