Trong khi nhiều chuyên gia dự đoán về khả năng bùng nổ dân số sau đại dịch Covid-19 do lệnh cách ly thì những số liệu về “đồ chơi người lớn” tại New Zealand lại cho thấy một khả năng hoàn toàn khác.
Chỉ 1 tháng sau khi Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố cách ly cả nước, doanh số “đồ chơi người lớn” tại đây đã tăng gấp 3 lần, qua đó cho thấy một sự thật thú vị về quốc đảo này.
Trước đó, lệnh cách ly bắt buộc người dân New Zealand hạn chế đi lại trừ trường hợp cần thiết. Các chuyên gia dự đoán rằng dân số nước này sẽ bất chợt bùng nổ khi các cặp đôi bị nhốt trong nhà quá lâu và làm gia tăng nhu cầu “tình cảm”.
Thế nhưng vào trước ngày chấp hành lệnh cách ly 25/3/2020, doanh số “đồ chơi người lớn” tại New Zealand đã tăng gấp 3, qua đó cho thấy người dân có lẽ có lựa chọn khác hơn là phải làm tình cùng với bạn đời.
“Chúng tôi bán được rất nhiều “đồ chơi người lớn”… phần lớn là loại dành cho người mới dùng. Kiểu như mọi người đang nói rằng: ‘Tôi có thời gian rảnh, tôi có thể thử cái gì đó mới mẻ”, người phát ngôn Emily Writes của hãng sản xuất đồ chơi “đồ chơi người lớn” lớn nhất nước Adult Toy Megastore cho biết.
Không dừng lại ở đó, doanh số bán bao cao su, chất bôi trơn hay cốc tránh thai cũng tăng vọt sau khi New Zealand thực hiện cách ly cả nước. Đứng sau đó mới là trò chơi điện tử. Thậm chí Megastore cho biết doanh số của họ vẫn tiếp tục tăng trong những tuần gần đây dù có lệnh cấm.
Điều trớ trêu là không riêng gì New Zealand, doanh số “đồ chơi người lớn” tại Australia, Anh cũng tăng gấp 3 kể từ khi Tổ chức y tế thế giới thừa nhận Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3/2020. Cụ thể, doanh số của Megastore tại Australia tăng 3 lần sau khi Thủ tướng Scott Morrison ban hành lệnh cách ly vào ngày 22/3 còn tại Anh là vào ngày 21/3 sau khi Thủ tướng Boris Johnson có bước đi tương tự.
“Cứ như thể là họ cho rằng mình sẽ chẳng thể đến quán bar, chẳng thể hẹn hò hay làm tình nữa vậy”, người phát ngôn Writes nói.
Trong khi nhiều công ty phải đóng cửa thì Megastore lại được chính phủ cho phép tiếp tục hoạt động nhằm cung ứng bao cao su cùng nhiều sản phẩm y tế khác cho người dân.
Mặc dù giới truyền thông của New Zealand đang lo lắng về sự mất kiểm soát dân số sau đại dịch nhưng một số chuyên gia cho rằng điều này sẽ không xảy ra dù mọi người khá nhàm chán khi bị cách ly ở nhà.
“Trong thời kỳ bất ổn như hiện nay thì người ta có xu hướng trì hoãn chuyện sinh con dù có quan hệ hay không, bởi chẳng ai muốn để con mình sinh ra trong thời khủng hoảng’, Giáo sư Paul Spoonley của trường đại học Massey nhận định.
Cũng theo Giáo sư Spooley, các cặp đôi chưa sống chung chắc chắn sẽ khó làm tình do lệnh cách ly, còn các cặp vợ chồng sẽ phải suy tính liệu họ có nên mang thai thời điểm này không. Thậm chí kể cả khi lệnh cách ly chấm dứt, cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó sẽ khiến mọi người do dự về vấn đề mang thai.
Thiếu bao cao su
Ngoài câu chuyện tăng doanh số của “đồ chơi người lớn”, nhiều nước trên thế giới cũng đang lâm vào tình trang thiếu bao cao su do nhu cầu tăng nhưng lượng cung lại giảm vì đình trệ sản xuất.
Thậm chí Liên Hiệp Quốc cũng đã cảnh báo về rủi ro gia tăng mang thai ngoài ý muốn hay các bệnh lây lan qua đường tình dục vì thiếu bao cao su.
Tại Malaysia, tập đoàn Karex sản xuất tới 1/5 số bao cao su toàn cầu đã chịu ảnh hưởng vì lệnh cách ly. Họ cho biết sản lượng sẽ suy giảm khoảng 200 triệu chiếc so với thông thường.
Trong khi đó, Trung tâm kế hoạch hóa gia đình tại New Zealand (NZFP) nhận được hàng trăm cuộc gọi mỗi tuần than phiền về việc thiếu các biện pháp tránh thai do lệnh cách ly và do hiệu thuốc hết hàng.
“Một số loại thuốc ngừa thai bị thiếu bởi chúng không được ưu tiên sản xuất và tích trữ do không phải dược phẩm chống Covid-19. Với vị trí địa lý của New Zealand, chúng tôi cách xa nhiều khu vực để có thể nhập khẩu thuốc. Đứng trên phương diện phòng chống Covid-19 đây có thể là tin tốt vì dễ cách ly cả nước, nhưng lại khá khó khăn nếu muốn nhập khẩu dược phẩm”, phát ngôn viên Beth Messenger của NZFP nói.
Nguồn: Gamek.vn