Người ta vẫn thường hay lên án Lolita như là một phong cách gợi dục. Thế nhưng sự gợi dục mà Lolita mang lại thật sự xuất phát từ người chụp hay người xem?
Còn nhớ hồi tháng 1 năm 2016, Dohee (Tiny-G) xuất hiện trong một bộ ảnh táo bạo của nhiếp ảnh gia Rotta, khiến cô vấp phải nhiều tranh cãi. Nhưng tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì Dohee chụp theo phong cách thường bị chỉ trích mạnh mẽ – “Lolita”.
Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận lý do Lolita từ lâu đã trở thành một từ nhạy cảm và thường xuyên bị ghét bỏ tại Kpop!
Hiện nay, khi nghĩ về Lolita, chúng ta thường liên tưởng ngay đến các cô gái trong anime Nhật Bản, những người có đặc điểm giống như bé gái nhưng lại hấp dẫn về mặt tình dục như bất kỳ phụ nữ trưởng thành nào. Trong anime, loại nhân vật đó rất dễ thương, quyến rũ và thường trở nên thanh lịch như búp bê khi được người thật cosplay. Đây là một trong những lý do khiến khái niệm trẻ trung này được xem là có hại đối với trí tưởng tượng của con người. Giống như hình ảnh dưới đây, nó thường được kết hợp với phong cách Victoria cổ điển: thiếu nữ diện trang phục phương Tây kì công làm từ vải ren, đó là cách làm tăng vẻ trẻ trung cho concept này. Tuy nhiên, khi chỉ tập trung vào kiểu tạo dáng gợi tình của Dohee trong bộ ảnh, người xem có thể dễ dàng cảm thấy khó chịu.
Trước tiên, hãy định nghĩa “Lolita” theo cách hiểu của nhiều người hiện nay: Một cô gái chưa đủ tuổi trưởng thành nhưng mặc trang phục và thực hiện những hành động mang tính khiêu gợi. Khái niệm này xuất phát từ tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Vladimir Vladimirovich Nabokov, kể về vị giáo sư trung niên Humbert Humbert khao khát quan hệ tình dục với cô gái 12 tuổi Dolores Haze.
Cách tạo dáng của Dohee trong một vài bức ảnh có phần quyến rũ hơn, nhưng nó không mang tính ấu dâm. Bên cạnh đó, chẳng phải hiện nay hầu hết những hình thức của cái đẹp đều tập trung vào sự trẻ trung sao? Đặc điểm cá nhân của Dohee mang tính trẻ con một cách tự nhiên vì vóc dáng thấp bé, vẻ ngoài mong manh, và kiểu trang điểm nhẹ nhàng không khác gì xu hướng “hangover makeup” đang phổ biến tại Hàn Quốc. Lý do duy nhất mà Lolita bị ném đá tơi tả là vì sự kỳ thị mạnh mẽ đối với cuốn tiểu thuyết phát hành năm 1995 – tác phẩm vừa được hoan nghênh nhiệt liệt lại vừa bị chỉ trích nặng nề.
Chủ đề tiểu thuyết xuất phát từ một tình huống chân thực về một người đàn ông bám lấy những cô gái khiêu gợi tuổi từ 9 đến 14. Giá trị tác phẩm nằm ở việc thẳng thắn đề cập đến một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại. Năm 1998, “Lolita” đứng thứ 4 trong danh sách những tiểu thuyết tiếng Anh vĩ đại nhất thế kỷ 20 do nhà xuất bản Modern Library bình chọn.
Concept Lolita giống với bất kì fandom Kpop nào: luôn có người gây hấn trong nội bộ fandom vì yêu mến riêng một vài thành viên nào đó, và cuốn tiểu thuyết này chẳng khác gì đang thêm dầu vào lửa trong một bộ ảnh bình thường như thế này. Vấn đề duy nhất ở đây là cách trang điểm của Dohee, khi kết hợp với vài kiểu tạo dáng nhất định, nó trông giống như thể cô ấy vừa tập thể dục… trên giường. Nhưng tại sao người ta lại khó chịu nhỉ? Đó có thể là một ngày hè oi bức và cô ấy chỉ đang nằm thư giãn. Nó khác với việc khơi gợi cho người khác nghĩ đến tình dục.
Sau Dohee, đến lượt Sulli cũng tung ra một photo shoot theo concept Lolita. Người ta nghĩ rằng Sulli trông như chỉ mới 14 tuổi, nhưng cô lại không hứng nhiều “gạch đá” như Dohee.
Thậm chí, IU và Stellar cũng đưa Lolita vào những album comeback trước đây của họ. Phong cách này đơn giản là thể hiện tinh thần tự do, vẻ quyến rũ kì lạ và thái độ vô tư. Lolita chỉ mang màu sắc u tối, xấu xí bởi vì một cuốn sách mà thôi.
Nguồn cảm hứng có thể xây dựng từ bất cứ đâu và được sử dụng bằng bất kì cách nào, và những bộ ảnh của Rotta gây ấn tượng bằng một phong cách mà có thể khiến người xem khó chịu, nhưng phong cách đó không được những nhiếp ảnh gia khác ứng dụng một cách sáng tạo. Rotta không tán dương concept “đen tối” này. Các bức ảnh của anh ca ngợi những phụ nữ trưởng thành có vẻ đẹp trẻ trung của thiếu nữ, và Dohee là một trong số họ. Nghệ thuật không phải là lập luận bao biện, nhưng tất cả những sao nữ được đề cập ở đây đều là người trưởng thành và mong muốn theo đuổi hình ảnh này. Rotta thành công khi nắm bắt vẻ đẹp mà cuốn tiểu thuyết đã khám phá được từ những cô gái trẻ. Loạt ảnh của Dohee không hề đồi trụy hay lố bịch chút nào. Cuối cùng, nếu khán giả tự tưởng tượng ra yếu tố tình dục từ các bức ảnh này thì phải chăng họ mới là những người đáng phải nhận chỉ trích? Với tư tưởng đó, chúng ta có thể dễ dàng khích lệ các khía cạnh trong photo shot này như makeup, trang phục và chất lượng.
Vài kiểu tạo dáng ẩn chứa nét gợi cảm nhưng đó là yếu tố thú vị vì mỗi tấm ảnh cũng cho thấy vẻ đẹp “sạch sẽ” của cô ấy. Những tấm ảnh trong shoot hình này giúp Dohee trở nên lôi cuốn một cách tự nhiên và cho thấy vóc dáng nhỏ bé của cô ấy. Loạt ảnh của Dohee có thể khiến fan khó chịu nhưng thực tế có nhiều bộ ảnh còn khiêu khích hơn thế này.
Tóm lại, Lolita là một concept và phong cách được công nhận rộng rãi, chủ yếu ở hình thức anime Nhật Bản, tại sao nó không được kết hợp chặt chẽ vào những concept của một người nổi tiếng tại Hàn Quốc? Không có lý do gì để ngăn cấm và rất nhiều nền văn hóa cố gắng thử sức với concept này theo nhiều cách khác nhau, trong đó có cả một số cách hài hước. Những hình thức sáng tạo này nhằm mục đích khuấy động cuộc tranh luận, có thể tốt hoặc xấu. Thậm chí, nó khiến bạn liên tưởng đến ấu dâm, tuy nhiên các tấm ảnh của Dohee không phải là phần tiếp theo của tiểu thuyết “Lolita”. Bộ hình của cô ấy dễ thương chứ không phản cảm. Hãy nhìn chủ đề Lolita bằng một ánh mắt cởi mở hơn!
Cá nhân bạn nghĩ gì, những tấm ảnh của Dohee và những nghệ sĩ nữ khác từng chụp theo phong cách này mang đến cảm giác ngây thơ hơn hay gợi dục hơn?