2. Nguyên nhân gây ra tình trạng họa sĩ làm việc quá sức có phải là do kĩ thuật sản xuất phim hoạt hình giới hạn( limited animation)? Không!
Vì phần lớn các studio anime nhật thường nhỏ với chỉ khoảng vài chục họa sĩ làm việc cho 1 bộ anime, cho nên nếu đầu tư vào “full animation” sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức và nguy cơ thua lỗ lớn. Ngoài ra việc đổ thừa cho kỹ thuật sản xuất anime khiến số lượng anime sản xuất ra ngày càng nhiều khiến cho nhân công quá tải cũng không có căn cứ.
Vậy thì nguyên nhân nằm ở đâu? Tại sao các họa sĩ thông thường không những bị trả lương thấp mà còn làm việc quá giờ và tại sao họ không dám lên tiếng chống lại thực trạng trên?
Nguyên nhân của vấn đề này là tổ hợp của những đặc điểm vắn hóa xã hội đặc trưng của Nhật Bản và của ngành công nghiệp hoạt hình.
Thứ nhất phải kể đến đó là văn hóa làm việc của người Nhật. Văn hóa làm việc của người Nhật, phải nói rằng là khá khắc nghiệt. Gần đây mình có xem được một video khá bổ ích của một anh có kinh nghiệm đã từng làm trong công ty Nhật, đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong văn hóa làm việc của họ, các bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì hãy xem video dưới đây.
Theo anh này thì một đặc điểm cơ bản của người Nhật đó là họ đôi khi quá cầu toàn và tỉ mỉ trong công việc, việc này có thể đem lại nhiều điều phiền phức và khiến tiến độ công việc bị trì trệ. Trong công đoạn sản xuất anime sẽ có đạo diễn hoạt họa là người giám sát, kiểm tra các khung hình sao cho chuyển động nhân vật được tự nhiên và nhân vật không bị “off-model” tức là không bị biến dạng hay quá khác biệt với thiết kế ban đầu. Nếu như có những khung hình mà đạo diễn hoạt họa nghĩ rằng chưa đạt yêu cầu thì bắt buộc các họa sĩ phải vẽ lại khung hình đó.
Trong video tài liệu kể lại quá trình sản xuất bộ anime “Little Witch Academia”, ở đoạn bắt đầu từ 6:11 như đường link sau: https://youtu.be/Ba55wWnEn3s?t=371
Thì ta thấy rõ producer của bộ anime lo lắng rằng dự án sẽ không kịp tiến độ là vì tính cầu toàn của đạo diễn Yoh Yoshinari, khi mà ông liên tục loại ra những khung hình mà ông cho rằng không đạt yêu cầu, các họa sĩ phải liên tục vẽ lại khiến cho toàn bộ dự án bị trì trệ.
Và khi thời hạn deadline gần kề dĩ nhiên mọi người đều phải làm tăng ca, quá giờ để chạy đua với thời gian. Do đó, cụ thể trong trường hợp này ta thấy rằng nguyên nhân khiến các họa sĩ phải làm quá giờ hoàn toàn không phải vì kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình hay là gì hết mà đơn giản là vì sự kỹ tình quá mức của ông đạo diễn mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn của một đạo diễn người Trung Quốc trong quá trình hợp tác làm việc với studio anime Nhật. Thì ông cũng chỉ ra vấn đề lớn nhất của các studio anime đó là cách thức làm việc quá máy móc, không linh hoạt của họ.
Ban đầu họ thường kỹ tính quá mức khiến cho công việc bị trì trệ, đến khi gần về cuối thì họ lại phải chạy đua với thời gian. Khiến cho một số bộ anime, những tập đầu có chất lượng rất tốt, nhưng càng về sau thì chất lượng animation càng drop thậm tệ, là do không có thời gian để mà vẽ được chỉnh chu. Một việc nữa đó là phải tuận theo quy trình, làm anime theo thứ tự các bước, các khâu xác định. Do đó khi 1 công đoạn bị chậm tiến độ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các công đoạn ngay sau đó là ảnh hưởng rất lớn đến dự án anime.
Phần lớn các trường hợp phải làm tăng ca, quá giờ đều đến từ việc dự án bị chậm tiến độ do sự không linh hoạt trong khâu sản xuất và do sự cầu toàn, kỹ tính quá mức, chứ mình nghĩ nếu hoàn thành bộ anime trước thời gian dự định thì cũng chẳng ai phải ép bạn làm việc thêm giờ làm gì.
Vậy thì tại sao các họa sĩ họ bị các studio bóc lột sức lao động mà không đấu tranh chống lại việc đó mà lại để thực trạng này cứ kéo dài mãi?
Cho nên nếu như có những bất công hay áp lực trong công việc, thay vì đấu tranh phanh phui nó ra, người Nhật lại chọn việc chỉ im lặng mà chịu đựng. Việc này chỉ dừng lại khi mà các áp lực đó ảnh hưởng nghiệm trọng lên sức khỏe đến nổi phải đi nhập viện hoặc chịu dựng không nổi dẫn đến con đường tự sát thì mới được người ta biết đến thôi.
Đặc biệt ở đây là thủ đô Tokyo, ngay cả đối với người Nhật ở các thành phố khác như Osaka và Kyoto thì những người ở Tokyo vẫn là cái gì đó rất khác biệt. Họ ví những người Tokyo như là những con robot suốt ngày chỉ biết cặm cụi vào công việc không ngừng nghĩ. Và số liệu cho thấy 90% các studio anime đều nằm ở Tokyo, đã cho thấy văn hóa làm việc đầy áp lực và khắc nghiệt của người Nhật đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp anime như thế nào.
Cũng phải nói thêm một điều rằng đó là công việc họa sĩ hoàn toàn là công việc do sự đam mê mà theo đuổi cho nên một họa sĩ có thể chịu đựng ngồi vẽ nhiều giờ liền để cho tác phẩm mình tạo ra được hoàn thiện nhất. Cho nên dù có làm việc quá sức hay mức lương ít ỏi, nhiều người vẫn không chịu bỏ việc mà vẫn theo con đường mà mình đã chọn.
Bạn đọc có thể thảo luận về chủ đề này cũng như tác phẩm manga – anime khác tại ĐÂY.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng họa sĩ làm việc quá sức có phải là do kĩ thuật sản xuất phim hoạt hình giới hạn( limited animation)? Không!
Vì phần lớn các studio anime nhật thường nhỏ với chỉ khoảng vài chục họa sĩ làm việc cho 1 bộ anime, cho nên nếu đầu tư vào “full animation” sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức và nguy cơ thua lỗ lớn. Ngoài ra việc đổ thừa cho kỹ thuật sản xuất anime khiến số lượng anime sản xuất ra ngày càng nhiều khiến cho nhân công quá tải cũng không có căn cứ.
Vậy thì nguyên nhân nằm ở đâu? Tại sao các họa sĩ thông thường không những bị trả lương thấp mà còn làm việc quá giờ và tại sao họ không dám lên tiếng chống lại thực trạng trên?
Nguyên nhân của vấn đề này là tổ hợp của những đặc điểm vắn hóa xã hội đặc trưng của Nhật Bản và của ngành công nghiệp hoạt hình.
Thứ nhất phải kể đến đó là văn hóa làm việc của người Nhật. Văn hóa làm việc của người Nhật, phải nói rằng là khá khắc nghiệt. Gần đây mình có xem được một video khá bổ ích của một anh có kinh nghiệm đã từng làm trong công ty Nhật, đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong văn hóa làm việc của họ, các bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì hãy xem video dưới đây.
Theo anh này thì một đặc điểm cơ bản của người Nhật đó là họ đôi khi quá cầu toàn và tỉ mỉ trong công việc, việc này có thể đem lại nhiều điều phiền phức và khiến tiến độ công việc bị trì trệ. Trong công đoạn sản xuất anime sẽ có đạo diễn hoạt họa là người giám sát, kiểm tra các khung hình sao cho chuyển động nhân vật được tự nhiên và nhân vật không bị “off-model” tức là không bị biến dạng hay quá khác biệt với thiết kế ban đầu. Nếu như có những khung hình mà đạo diễn hoạt họa nghĩ rằng chưa đạt yêu cầu thì bắt buộc các họa sĩ phải vẽ lại khung hình đó.
Trong video tài liệu kể lại quá trình sản xuất bộ anime “Little Witch Academia”, ở đoạn bắt đầu từ 6:11 như đường link sau: https://youtu.be/Ba55wWnEn3s?t=371
Thì ta thấy rõ producer của bộ anime lo lắng rằng dự án sẽ không kịp tiến độ là vì tính cầu toàn của đạo diễn Yoh Yoshinari, khi mà ông liên tục loại ra những khung hình mà ông cho rằng không đạt yêu cầu, các họa sĩ phải liên tục vẽ lại khiến cho toàn bộ dự án bị trì trệ.
Và khi thời hạn deadline gần kề dĩ nhiên mọi người đều phải làm tăng ca, quá giờ để chạy đua với thời gian. Do đó, cụ thể trong trường hợp này ta thấy rằng nguyên nhân khiến các họa sĩ phải làm quá giờ hoàn toàn không phải vì kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình hay là gì hết mà đơn giản là vì sự kỹ tình quá mức của ông đạo diễn mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn của một đạo diễn người Trung Quốc trong quá trình hợp tác làm việc với studio anime Nhật. Thì ông cũng chỉ ra vấn đề lớn nhất của các studio anime đó là cách thức làm việc quá máy móc, không linh hoạt của họ.
Ban đầu họ thường kỹ tính quá mức khiến cho công việc bị trì trệ, đến khi gần về cuối thì họ lại phải chạy đua với thời gian. Khiến cho một số bộ anime, những tập đầu có chất lượng rất tốt, nhưng càng về sau thì chất lượng animation càng drop thậm tệ, là do không có thời gian để mà vẽ được chỉnh chu. Một việc nữa đó là phải tuận theo quy trình, làm anime theo thứ tự các bước, các khâu xác định. Do đó khi 1 công đoạn bị chậm tiến độ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các công đoạn ngay sau đó là ảnh hưởng rất lớn đến dự án anime.
Phần lớn các trường hợp phải làm tăng ca, quá giờ đều đến từ việc dự án bị chậm tiến độ do sự không linh hoạt trong khâu sản xuất và do sự cầu toàn, kỹ tính quá mức, chứ mình nghĩ nếu hoàn thành bộ anime trước thời gian dự định thì cũng chẳng ai phải ép bạn làm việc thêm giờ làm gì.
Vậy thì tại sao các họa sĩ họ bị các studio bóc lột sức lao động mà không đấu tranh chống lại việc đó mà lại để thực trạng này cứ kéo dài mãi?
Cho nên nếu như có những bất công hay áp lực trong công việc, thay vì đấu tranh phanh phui nó ra, người Nhật lại chọn việc chỉ im lặng mà chịu đựng. Việc này chỉ dừng lại khi mà các áp lực đó ảnh hưởng nghiệm trọng lên sức khỏe đến nổi phải đi nhập viện hoặc chịu dựng không nổi dẫn đến con đường tự sát thì mới được người ta biết đến thôi.
Đặc biệt ở đây là thủ đô Tokyo, ngay cả đối với người Nhật ở các thành phố khác như Osaka và Kyoto thì những người ở Tokyo vẫn là cái gì đó rất khác biệt. Họ ví những người Tokyo như là những con robot suốt ngày chỉ biết cặm cụi vào công việc không ngừng nghĩ. Và số liệu cho thấy 90% các studio anime đều nằm ở Tokyo, đã cho thấy văn hóa làm việc đầy áp lực và khắc nghiệt của người Nhật đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp anime như thế nào.
Cũng phải nói thêm một điều rằng đó là công việc họa sĩ hoàn toàn là công việc do sự đam mê mà theo đuổi cho nên một họa sĩ có thể chịu đựng ngồi vẽ nhiều giờ liền để cho tác phẩm mình tạo ra được hoàn thiện nhất. Cho nên dù có làm việc quá sức hay mức lương ít ỏi, nhiều người vẫn không chịu bỏ việc mà vẫn theo con đường mà mình đã chọn.
Bạn đọc có thể thảo luận về chủ đề này cũng như tác phẩm manga – anime khác tại ĐÂY.