1. All You Need Is Kill
Thông Tin Chung:
Tác giả: Hiroshi Sakurazaka (Light Novel), , Ryōsuke Takeuchi (Manga)
Minh họa: Yoshitoshi ABe (Light Novel), Takeshita Obata (Manga)
Nhà phát hành: Shueisha
Năm phát hành: 2004 (Light Novel), 2014 (Manga)
Nội Dung: AYNIK (All You Need Is Kill) có thể nói là tác phẩm mở đầu cho xu hướng vòng lặp thời gian hay reset timeline liên tục và có ảnh hưởng lớn đến các sự kiện xuyên suốt tác phẩm; không như Flash Point của DC comic, chạy về chít nhẹ phát rồi sửa lại hay Doraemon quay đi quay về du lịch rồi thôi,
AYNIK có sự thay đổi rõ ràng giữa đầu và cuối tác phẩm, cộng thêm điều kiện reset rất khoai là cái chết, có thể nói AYNIK hay Edge of Tomorrow đã mở ra một dòng truyện, phim mới về khái niệm “hấp diêm” thời gian này (một bộ phim vừa ra rạp năm rồi cũng thuộc thể loại này nhưng nhẹ đô và thị trường hơn chính là Happy Deathday)
Cốt Truyện: Thế giới loài người đang phải chiến đấu chống lại một giống loài đặc biệt (Mimic): trâu chó, thông minh, thiện chiến… Cuộc đối đầu này không chỉ ở quy mô một, hai thành phố hay có biệt đội chuyên xử lí các kiểu đâu; cuộc chiến này nằm ở quy mô toàn cầu và nó như kiểu chiến tranh thế giới nhưng chỉ giữa hai loài: con người và Mimic.
Bằng một cách nào đấy, tụi Mimic này hoàn toàn áp đảo nhân loại trên các mặt trận; để chiến đấu chống lại chúng, những bộ giáp đặc biệt được sản xuất hàng loạt cộng với vũ khí, hỏa lực cao cấp để cân bằng với thể trạng vượt trội của Mimic.
Dẫu vậy tụi Mimic này vẫn luôn nắm kèo trên, cho đến khi một chiến thần xuất hiện và bắt đầu đem lại sự cân bằng thật sự cho cán cân này. Nói về nhân vật chính của chúng ta, một thanh niên mới lớn, vừa gia nhập quân đội và ngày ra trận đầu tiên, được trang bị vũ trang đến tận răng, để rồi bị tụi Mimic giết như bao tân binh khác.
Đúng vậy đấy, chưa kịp làm gì thì nhân vật chính của chúng ta đã tử nạn. Và cũng chính từ đây vòng lặp băt đầu. Tỉnh dậy trong phòng như vừa trải qua một giấc mơ dài, chuẩn bị, ra trận, bị xử, lại tỉnh dậy,… đến khi ngộ ra tình hình hiện tại, chàng ta mới bắt đầu tìm cách chiến đấu.
Sau đó cậu chàng phát hiện ra chiến thần của nhân loại cũng như mình (mà thật ra là vị kia phát hiện ra anh trước, cơ mà thời gian cứ bị reset thì ai trước ai sau cũng được, với anh thì vị kia trước, với vị kia thì anh trước, v.v…).
Từ đây, dưới sự hợp tác của hai kẻ vô cùng đặc biệt: một chiến thần và một tân binh; liệu nhân loại sẽ dành chiến thắng trước loài Mimic? .
Kết thúc và tình tiết của AYNIK và Edge of Tomorrow khác nhau khá nhiều nên các bạn có thể thưởng thức cả 2 mà không vấn đề gì (ở một góc nhìn nào đó thì Edge of Tomorrow như kiểu Live Action của All You Need Is Kill vậy)
Đôi Nét về Nghệ Thuật:
Bản Manga được vẽ bởi Takeshi Obata (tác giả của Hikaru no Go, Bakuman và tất nhiên là Death Note) thì các bạn khỏi lo về khoảng biểu cảm nhân vật và độ nét đi; thậm chí các cảnh chiến đấu trong truyện cũng được làm khá tốt, xem rất gây cấn.
2. The Girl Who Leapt Through Time
Thông tin chung:
Tên: Toki o Kakeru Shoujo a.k.a The Girl Who Leapt Through Time
Đạo diễn: Hosada Mamoru
Tác giả: Yasutaka Tsutsui
Công chiếu: 2006
Studio: MadHouse.
Đây là bộ phim đã làm nên tên tuổi của Hosada Mamoru, chắc hẳn dù ai chưa từng coi nhưng đã là fan của M/A cũng sẽ từng nghe đến cái tên này, thậm chí thấy vài cut scene, gif của nó nữa; nếu so về độ nổi thì chắc chỉ sau 5cm/s một chút thôi.
Nội Dung:
Tiền thân cũng là một light novel nhưng nghe nói nhân vật chính trong truyện khác với phim nên sẽ chỉ nói về các chi tiết của phim thôi.
Có thể nói The Girl Who Leapt Through Time là bộ nhẹ nhàng, ít máu me và máu chó nhất trong danh sách này; đến cả điều kiện để du hành cũng rất đơn giản: nhảy (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng); muốn nhảy lúc nào cũng được, chọn mốc thời gian lúc nào cũng ok, nói chung là chẳng hề bị bó buột như những tác phẩm khác; dĩ nhiên là có giới hạn số lần nhảy Nội dung nghe đơn giản như vậy thì liệu phim có gì hay và hấp dẫn hay không? Dĩ nhiên là có rồi
Cốt Truyện:
Nữ sinh trung học ngây ngô năng nổ vô tình có được khả năng nhảy thời gian, nhảy về quá khứ tại bất cứ thời điểm nào mình thích!!! Muốn ăn bánh Pudding hoài hoài? OK luôn! Muốn hát Karaoke đến khan cả cổ? Không vấn đề gì!
Nữ sinh trung học thì sẽ có những vấn đề của nữ sinh trung học rồi: bạn bè, kiểm tra, yêu đương,… tất cả đều được giải quyết dễ dàng nhờ năng lực từ đâu xuất hiện này nên dĩ nhiên nàng nhân vật chính của chúng ta càng hăng say nhảy hơn rồi.
Nhưng rồi cái gì đến cũng đến, những bí ẩn xoay quanh năng lực đặc biệt của cô dần lộ ra, những mặt tối trong cuộc sống mà cô thường tránh né tưởng chừng như dễ dàng giải quyết lại xuất hiện dai dẳng hơn; đến khi nàng dần nhận ra những điều mình cần nên làm với năng lực này cũng là lúc năng lực dần cạn kiệt. Nhân vật chính của chúng ta phải đối diện với những hậu quả, sự kiện và những vấn đề nan giải cứ không ngừng kéo đến, để rồi đến lần nhảy cuối cùng, cô sẽ dùng nó như thế nào đây?
Nghệ Thuật:
Bộ phim mang đậm một phong cách rất Hosoda: nhẹ nhàng đời thường ngay bên cạnh sự huyền ảo, kì bí. Tình tiết phim ban đầu nhẹ nhàng và hài hước nhưng càng về sau càng gây cấn và cái kết ít ai có thể ngờ đến (trừ phi các bạn để ý từng chút các tình tiết của phim từ khoảng giữa đổ về cuối, cơ mà thường sẽ bị độ phởn của nhân vật làm cho quên mất), bộ phim thật sự thành công trong việc để lại dấu ấn trong tâm trí người xem.
Về mặt hình ảnh thì không phải bàn về khả năng của Studio MadHouse rồi, dù sản xuất năm 2006, chất lượng của phim cũng không thua kém gì các phim hiện nay đâu, một phong cách đơn giản mà mượt mà, nhẹ nhàng nhưng bắt mắt, phong cách này được giữ lại ở những phim sau như: Wolf’s Children, Summer War,… Nhìn chung, The Girl Who Leapt Through Time là một bộ phim có thể tồn tại theo dòng thời gian mà không sợ mất đi cái hay và độc đáo của nó.
Đánh giá:
Cứ là phim của Hosada Mamoru thì nên coi qua ít nhất một lần, dẫu bộ phim này không có nhiều triết lí hay lồng ghép các câu truyện một cách độc đáo như các tác phẩm sau, The Girl Who Leapt Through Time vẫn là tác phẩm làm nên tên tuổi của Hosada Mamoru trong nền Anime Nhật Bản
Nguồn: Gamek.vn