Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn là không ai không biết tới samurai và ninja, 2 trong số những thế lực nổi tiếng đã tạo nên nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản. Vậy trong bài này, hãy cùng khám phá tất tần tật về samurai – những võ sĩ nổi danh nhất lịch sử Nhật Bản nhé.
1. Nguồn gốc
Vào đầu thời Heian (cuối thế kỷ thứ 8 đến đều thế kỷ thứ 9), Thiên Hoàng Kammu – với tham vọng bành trướng lãnh thổ để củng cố quyền lực – đã cho quân đàn áp phiến quân Emishi nhưng lại thất thủ bởi quân đội của ông ta khi đó thiếu kỷ luật và ý chí chiến đấu. Để lật ngược tình hình, Thiên Hoàng đã chiêu dụ các thế lực địa phương, phong họ là Shogun (Tướng quân). Với sức mạnh, kĩ thuật của họ, quân nổi loạn đã dễ dàng bị đàn áp.
Dần dà, quân đội triều đình của Thiên Hoàng bị giải tán, các thị tộc Kyoto đã củng cố quyền lực, mua quan bán tước, bóc lột dân chúng. Họ chiêu mộ những người tha hương trên đất Kanto, huấn luyện họ, đào tạo họ về võ thuật để trở thành đội quân thiện chiến. Họ được gọi là samurai, đã vươn lên từ tầng lớp đầy tớ trở thành thế lực vũ trang độc quyền.
Đến giữa thời Heian, thế lực này đã được tổ chức, vũ trang giống như quân đội Nhật Bản và được ban hành luật lệ riêng. Đó chính là Bushidou (võ sĩ đạo).
Thông qua các hoạt động bảo vệ, bảo kê giới quý tộc, họ đã dần nắm được thế lực trong giới chính trị và để rồi đã vượt qua cả tầng lớp quý tộc truyền thống. Đến thời Mạc Phủ Kamakura, samurai từ tầng lớp võ phu thô lỗ vô học trở thành tầng lớp chiến binh quý tộc có học thức, giáo dục, văn võ song toàn. Từ đó, tầng lớp này dần trở thành tầng lớp thống trị bộ mặt của nước Nhật thời phong kiến.
Những vị kiếm sĩ tài ba của đất nước này, những vị tướng quân anh dũng, lãnh chúa kiêu hùng đều có nguồn gốc từ những samurai. Về mặt cơ bản, những dòng họ samurai lớn như gia tộc Minamoto đều có nguồn gốc gắn với Thiên Hoàng, đều là thành viên của hoàng thất.
2. Nguyên tắc hoạt động
Samurai có rất nhiều nguyên tắc cứng nhắc, có xu hướng “đường đường chính chính”, rất trung thành, coi trọng khí tiết và danh dự của mình. Nếu danh dự của họ bị xúc phạm, phạm tội tày đình, bị rơi vào tay giặc hoặc muốn chứng minh sự trong sạch, họ sẽ tự sát. Hình thức tự sát của họ có tên là seppuku (mổ bụng), 1 nghi lễ rất rườm rà và đòi hỏi tinh thần can trường của cá nhân người kiếm sĩ.
Về cơ bản, samurai luôn hướng tới việc tìm kiếm vinh quang, vươn tới đỉnh cao của danh dự và sự can trường trong chiến trận. Nhưng, cũng có những trường hợp samurai hèn hạ bất trung, phản bội chủ vì tham vọng. Nổi tiếng trong số đó chính là Akechi Mitsuhide, cựu môn hạ của Oda Nobunaga, kẻ đã góp phần gây ra sự kiện Honnoji khiến Nobunaga phải tự sát. Vậy nên, mặc cho những quy tắc cao quý kia thì samurai trong 1 số trường hợp cũng không khác gì những tầng lớp bình thường.
Mặc dù nhìn có vẻ như rất vẻ vang, nhưng tầng lớp samurai lại có lượng lớn những thành phần biến chất, lạm quyền, thượng đẳng, coi thường sinh mạng của những tầng lớp thấp kém và giết người như cỏ rác.
Có rất nhiều giai thoại cho thấy nhiều samurai chém người để thử kiếm, thậm chí là chém 1 cách vô cớ. Họ có thể chất đầy đầu của nạn nhân vô tội trong sân nhà, thậm chí còn đem bêu đầu thị chúng như những chiến lợi phẩm.
Những samurai vô chủ, hoạt động độc lập, không còn gắn kết gì với hệ thống chính trị thì sẽ được gọi là ronin.
3. Cách chiến đấu
Samurai là những chiến binh được huấn luyện kĩ càng, được học về thiền định và gần như là không hề sợ chết. Họ tự ý thức được rằng bản thân họ vốn là những cỗ máy hủy diệt bất khả xâm phạm, và khả năng để ai đó “không phải Samurai” hạ gục được họ trong 1 trận đấu tay đôi gần như là không thể.
Chính vì thế, Samurai tập trung phần lớn vào kiếm thuật, cách vận dụng nhiều loại vũ khí sát thương “đường đường chính chính” khác như kiếm hay Naginata, rèn luyện kĩ thuật chiến đấu trực diện đến mức bậc thầy. Họ luyện cho đến khi cả thân thể và tinh thần của họ trở nên vững chãi còn phản xạ thì nhanh như cắt, cho đến khi từng đường kiếm của họ mạnh tới mức kết liễu kẻ địch chỉ với 1 chiêu.
Samurai rất thông thạo các dạng kĩ thuật như Kenjutsu (Kiếm thuật), Iaijutsu (Thuật rút kiếm), Jujutsu (Nhu thuật) và các kĩ thuật khác như Bojutsu (Côn thuật), Naginatajutsu (Thế đao thuật), Sojutsu (Thương thuật), Kodachijutsu (Đoản đao thuật) lẫn Niten (Song kiếm thuật).
Nhưng nhìn chung thì họ đều là những kiếm sĩ rất giỏi. Chính xác thì, nước Nhật không có dưới 10 kiếm sĩ xuất chúng, bởi thời đại nào cũng có vô số cái tên. Tuy nhiên, chúng ta có thể liệt kê những cái tên như: Bất bại kiếm sư Miyamoto Musashi, Bạo chúa Oda Nonunaga, Uesugi Kenshin, Hattori Hanzou, Minamoto no Yorimitsu và Minamoto no Yoshitsune.
Miyamoto Musashi trong manga.
Trong lịch sử, kiếm thuật của các samurai đã phát triển và phân hóa thành rất nhiều kiếm phái. Dĩ nhiên, có những kiếm phái đã lụi tàn do không còn thế hệ nào thừa kế chúng. Chính những samurai đã tạo nên sự phong phú cho nền võ thuật Nhật Bản thời kỳ phong kiến.
4. Sự đa dạng trong vũ khí
Như đã nói ở trên, samurai không có nghĩa là họ chỉ biết dùng kiếm, khi có rất nhiều samurai xuất chúng bằng vũ khí khác như Benkei (với naginata). Theo huyền thoại được lưu lại, Benkei đã đứng trên cầu Gojo từ năm 17 tuổi, hạ bất cứ ai định đi qua cầu và thu lấy kiếm của họ. Ông đã bất bại trong 999 trận cho tới khi thất bại dưới tay 1 samurai trẻ – Ushiwakamaru (tức Minamoto no Yoshitsune), rồi trở thành thuộc hạ trung thành của ngài từ đó về sau.
Trận chiến giữa Ushiwakamaru và Benkei trên cầu Gojo.
Thông thường, samurai sử dụng tới 2 thanh kiếm. Một thanh là katana, và 1 thanh ngắn hơn giắt ở hông là wakizashi. Khác với những liên tưởng cho rằng samurai thường dùng katana để chiến đấu, họ sẽ sử dụng wakizashi nhiều hơn bởi katana đối với những kiếm sĩ đều là vật quý nên họ không muốn làm mẻ nó.
Katana thường sẽ chiếm vinh quang trong những việc mang tính hình thức, màu mè như cắt đầu kẻ địch, chém dân chúng hay seppuku. Nhưng khi họ gây lộn hay giết địch, họ sẽ phải dùng wakizashi.
Nguồn: Gamek.vn