Silent Hill bản demo – PT – đã mang lại ít nhiều hy vọng cho fan hâm mộ rằng series này chưa thực sự “chết.” Tuy vậy, ngoài việc chờ đợi điều bất ra, có không ít chủ đề về tựa game này cho các fan phân tích, mổ xẻ đến già. Ngay cả những người dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu Silent Hill cũng chẳng thể biết hết được những sự thật về nó.
1. Silent Hill 2 có cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết Nga
Có rất nhiều game kinh dị tìm đến các tác phẩm văn học để lấy cảm hứng, Hỏa Ngục của Dante là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, riêng Silent Hill 2 – do Takayoshi Sato làm giám đốc CGI, nó dựa trên tác phẩm “Tội ác và Trừng phạt” của một nhà văn Nga.
Silent Hill 2 tiết lộ rằng chính James Sunderland đã giết vợ mình. Những nỗi kinh hoàng anh ta trải qua là mô phỏng lại lương tâm đầy tội lỗi của mình. Cũng giống như trong “Tội ác và Trừng phạt”, nhân vật chính đã giết người và rơi vào vòng xoáy của sự hủy diệt, chết chóc, tuyệt vọng.
2. Hầu hết các nhân vật đều dựa trên diễn viên ngoài đời
Để Slient Hill vẫn có nét nguyên bản đồng thời mang phong cách Mỹ, Takayoshi Sato và đội ngũ game phải tìm đến các bố phim Mỹ để tham khảo. Vì thế, trò chơi có nhiều nhân vật mang đặc điểm của các nhân vật Hollywood, không tới mức như hai giọt nước, nhưng cũng đủ để nhận ra.
Chẳng hạn như nhân vật Vincent có ngoại hình lấy cảm hứng từ diễn viên Ethan Hawke, hay phản diện Claudia Wolf lấy từ diễn viên Julianne Moore.
3. Team Silent – các “ngôi sao tuyệt vọng”
Silent Hill có thể là thành công lớn nhất của Konami về mặt thương mại và phê bình. Nhưng với sự phát triển chóng mặt của các game khác từ những studio đang nổi, nó dần không còn được ưa chuộng.
Ngay từ đầu, với thành công của Silent Hill, Team Silent đã từng được Konami đặt kỳ vọng lớn. Dẫu vậy tất cả họ đã bắt đầu tham gia vào các dự án gặt hái được ít kết quả hơn. Họ từng bị chối từ, hoạt động kém và trên bờ vực sa thải. Konami phải giao cho họ làm game với bầu không khí như phim Hollywood để nó có thể bán chạy trên thị trường Mỹ.
Chẳng còn gì để mất, Team Silent tạo ra thể loại game 3D kinh dị tâm lý. May mắn thay, đó là một thành công lớn và tất cả đều giữ được công việc của mình.
4. Silent Hill đã có thể là một game hài kinh dị
Một trong các nỗ lực sau này của Konami với series game Silent Hill là tạo ra Silent Hill: Origins, tiền truyện của các game sản xuất trước đó, được thực hiện bởi Climax Studio.
Lấy bối cảnh vài năm trước Silent Hill đầu tiên, người chơi vào vai một anh chàng lái xe tải tên Travis, bị mắc kẹt ở một thị trấn ma. Ban đầu Climax có ý định biến nó thành một game hài kinh dị, lấy cảm hứng từ bộ sitcom về bệnh viện – Scrubs, cùng với cảm hứng lấy từ Resident Evil 4.
May mắn thay, trưởng bộ phận designer cho rằng ý kiến này quá ngu ngốc, và có khả năng làm khán giả chán ngán trò chơi.
5. Cách qua mặt kiểm duyệt và che giấu đồ họa tài tình
Silent Hill nổi tiếng với sự kinh dị bạo lực, máu me, nhưng nó từng gặp rắc rối với rating nghiêm ngặt của Úc và Đức, dẫn tới việc bị cấm bán. Cụ thể, đó là Silent Hill: Homecomming.
Ở Bắc Mỹ, vì kiểm duyệt mà nhân vật “The Grey Child” phải được thiết kế lại cho phù hợp. Trong khi đó ở Châu Âu, các nhân vật không có vũ khí và không thể tương tác được.
Khi Silent Hill ra đời, đó là lúc mà đồ họa vi tính còn cực kỳ đơn giản. Những màn sương bao phủ thành phố, bầu không khí xám xịt ảm đạm ấy? Không phải là để tăng độ căng thẳng cho game, mà là để che giấu những phần đồ họa thấp không được hiển thị. Sương mù lại trở thành chi tiết kinh điển của Silent Hill, dẫu không cần thiết lắm mà chỉ để che giấu đồ họa mà thôi!
Nguồn: Gamek.vn